Ngôn ngữ

Story | 23 Th11, 2017

Thông báo mời đăng ký tham dự toạ đàm: Vai trò tiềm năng của quy hoạch nước và năng lượng ở cấp độ hệ thống trong việc gìn giữ Đồng bằng Sông Cửu Long

Đơn vị tổ chức: Trung tâm Nghiên cứu Stimson, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) và Học viện Ngoại giao Việt Nam. 

 

content hero image

Photo: A construction site of Xayaburi dam in Lao PDR © Douglas Varchol

THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM 

  1. Tp. Hồ Chí Minh: 18:00 - 21:00 ngày 29 tháng 11 năm 2017 tại Én Tea House & Restaurant -Tòa nhà Robot, 308-308C Điện Biên Phủ, Phường 4, Quận 3.

     Link đăng ký: https://goo.gl/forms/uN1hJ9tnV22UGZl82

2. Tp. Cần Thơ: 09:00 - 12:00 ngày 2 tháng 12 năm 2017 tại Khách sạn Cửu Long, 52 Quang Trung, Ninh Kiều.

     Link đăng ký: https://goo.gl/forms/1MJtUP4MOYtzHyVc2

HẠN ĐĂNG KÝ: 23:00 ngày 26 tháng 11 năm 2017

GIỚI THIỆU

Lào hiện đang xây dựng hai đập thủy điện lớn trên dòng chính sông Mê Công và đang tổ chức tham vấn để xây dựng con đập thứ ba bất chấp những quan ngại về các tác động môi trường, xã hội cho các quốc gia hạ lưu và nỗ lực vận động của Campuchia và Việt Nam. Cùng lúc đó, Lào và Campuchia cũng đang lên kế hoạch xây dựng thêm 130 đập lớn (>50 MW) trên các dòng nhánh của sông Mê Công tới năm 2030.

Việt Nam vừa là quốc gia hạ nguồn phải gánh chịu các tác động tiêu cực của việc phát triển thủy điện ồ ạt vừa là quốc gia thượng nguồn đầu tư vào xây dựng thủy điện ở lưu vực 3S cần phải có một cách tiếp cận chiến lược để hợp tác với Lào và Campuchia trong quản lý nước – năng lượng nhằm giảm thiểu số lượng đập sẽ được xây dựng trong tương lai. Tốc độ phát triển kinh tế nhanh sẽ khiến Việt Nam trở thành quốc gia nhập khẩu điện chính của khu vực. Và bởi vì các thỏa thuận mua bán điện sẽ có vai trò quyết định xem dự án thủy điện nào sẽ được xây dựng, nên Việt Nam cần tận dụng vị thế là người đi mua điện để đàm phán với các quốc gia láng giềng nên xây dựng đập nào nhằm hài hòa giữa phát triển kinh tế và giảm thiểu tác động lên môi trường và xã hội. Hơn nữa, Việt Nam đang ngày càng có nhiều các sáng kiến ngoại giao với Lào và Campuchia cũng như với các đối tác bên ngoài khu vực như Hoa Kỳ. Đây là cơ sở để Việt Nam phát huy vai trò người đi dầu trong cải thiện đối thoại cấp khu vực.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

  • Các kết luận và khuyến nghị chính từ một loạt hội thảo giữa các bên liên quan, Trung tâm Stimson và IUCN. LINK
  • Tài liệu tóm tắt: Kêu gọi quy hoạch năng lượng có quy mô toàn lưu vực và mang tính chiến lược tại Lào. LINK  

CHƯƠNG TRÌNH DỰ KIẾN

Phần 1: Quy hoạch chiến lược Nước - năng lượng trên quy mô hệ thống thay vì dự án đơn lẻ

Phần 2: Năng lượng tái tạo và các cơ hội phát triển trong tương lai

DIÊN GIẢ

•           Ông Brian EYLER, Giám đốc chương trình Đông Nam Á, Trung tâm Stimson

•           Bà Courtney WEATHERBY, Cán bộ nghiên cứu, Trung tâm Stimson

•           Ông Nguyễn Đức Tú, Điều phối viên chương trình nước và đất ngập nước, IUCN Việt Nam

•           TS. Eloise KENDY, Giám đốc chương trình Dòng chảy môi trường, tổ chức The Nature Conservancy

•           Bà Nikky AVILA, Nhóm Năng lượng và Tài nguyên, Đại học California, Berkeley

•           Và các chuyên gia nước – năng lượng của Việt Nam